[ Đại Nội Huế ] Minh chứng cho sự ” CHUYỂN GIAO” quyền lực

[ Đại Nội Huế ] Minh chứng cho sự ” CHUYỂN GIAO” quyền lực

Đại Nội Huế là một địa danh du lịch rất nổi tiếng mà bất kể ai đến Huế đều phải ghé đến., Vậy Đại Nội Huế có gì? Mời các bạn xem qua bài này nhé

I. Giới Thiệu Chung về Đại Nội Huế

1.Đại Nội Huế ở đâu?

Đại nội Huế thuộc phường Phú Hậu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế. nằm ở trung tâm bờ bắc, hội tụ nét đẹp của kiến trúc, văn hoá và cũng là một trong những địa điểm khách du lịch đến với Huế.

Đại Nội hay còn gọi là Hoàng Thành Huế là vòng thành thứ hai thuộc kinh thành Huế, dùng để bảo vệ những cung điện quan trọng của triều đình, các miếu thờ tổ tiên và tử cấm thành của vua chúa nằm trong khu vực kinh thành Huế.

2, Lịch sử Đại Nội Huế

Năm 1802, sau khi lên ngôi, vua Gia Long chọn Huế làm nơi đóng đô. Sau khi đích thân tiến hành khảo sát chọn vị trí xây dựng quần thể kinh thành vào năm 1803. Kinh thành được xây dựng với mục đích làm nơi hội họp triều đình và sinh hoạt hoàng gia, vậy nên vị trí xây dựng được cân nhắc kỹ lưỡng.

Năm 1804, kinh thành bắt đầu được xây dựng mặt hướng về núi Ngự bình, tuy nhiên phải đến năm 1833, dưới triều vua Minh Mạng, công trình này mới hoàn thành.

3, Những công trình kiến trúc có trong đại nội:

Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành Là trung tâm sinh hoạt hằng ngày của các vị vua và hoàng gia. Tử Cấm thành ở vị trí sau lưng điện Thái Hoà, được khởi xây năm 1804 gọi là Cung thành, sau này được các vị vua khác xây dựng thêm. Đến năm 1822 vu Minh Mạnh đổi tên thành Tử Cấm thành, nghĩa là “thành cấm màu tía”.

Theo hán tự, chữ “Tử” có nghĩa là màu tím, còn có nghĩa khác Vua là con Trời nên nơi ở của Vua cũng gọi là Tử, “Cấm Thành” nghĩa là khu thành cấm dân thường ra vào. Trong Tử Cấm thành tổng cộng có khoảng 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau được phân làm nhiều khu vực tuy nhiên cách bố trí những kiến trúc đó điều theo quy luật nhất định, trải qua biến cố thời gian, số công trình đó bị phá huỷ đi ít nhiều.

Hưng Miếu

Hưng miếu hay còn gọi là Hưng Tổ miếu Hưng nghĩa là khởi nghiệp và còn có nghĩa khác là thịnh vượng. Đây là ngôi miếu thờ Thế tử Nguyễn Phúc Luân và bà Nguyễn Thị Hoàn vốn là song thân của vua Gia Long. Nằm ở vị trí phía Tây nam của Đại Nội, Hưng miếu được xây dựng vào tháng 4 năm 1804, tới tháng 8 năm 1804 thì hoàn thành, khi ấy có tên là Hoàng Khảo Miếu. Sau bao biến cố lịch sử, từng bị đốt cháy cùng Tử Cấm thành, cuối cùng tới năm 1951, được mua lại và tái lập thành Hưng Miếu.

Thế Miếu

Ngôi miếu là một ngôi nhà kép có diện tích chừng 400m2, mái được lợp bằng ngói âm dương men màu vàng, nền cao 0,68m được bó bằng đá Thanh. Được trang trí với nhiều loại gỗ quý khác như Kền kền, Huệ Mộc, Lim, Sao,… vô cùng tinh xảo.

Cung Diên Thọ

Cung Diên Thọ Cung Diên Thọ được xây dựng vào tháng 4 năm 1804 ở phía Tây tử cấm thành, ban đầu đặt tên là cung Trường Thọ là nơi ở và sinh hoạt hàng ngày của Hoàng Hậu Hiếu Khang – mẹ của vua Gia Long, các đời vua sau được thay đổi và tu bổ nhưng vẫn dùng để làm nơi ở của mẹ vua. Có quy mô 17500m2 với các công trình còn tồn tại như Diên Thọ chính điện, điện Thọ Ninh, tạ Trường Du, lầu Tịnh Minh các Khương Ninh. Các công trình này được nối với nhau bằng hệ thống hành lang có mái che.

Cái tên cung Diên Thọ mang ý nghĩa mong muốn kéo dài tuổi thọ, kéo dài sự sống cũng như bày tỏ sự hiếu thuận của nhà vua đối với mẹ của mình. Hiện tại, tại đây đã có nơi nghỉ chân cho du khách, bạn có thể thư giãn ngắm cảnh, thưởng trà. Ngoài ra còn có • Khu vực dành cho các hoàng tử học tập cũng như giải trí như là vườn Cơ Hạ, điện Khâm văn…

Hiểm Lâm Các

Hiển Lâm các nằm trong khu vực miếu thờ, bắt đầu xây dựng vào năm 1821 cùng lúc với Thế Miếu và hoàn thành một năm sau đó tức 1822 dưới thời vua Minh Mạng. Hiển Lâm các có độ cao cao 17m và là công trình kiến trúc cao nhất trong Đại Nội. Đây được xây dựng như là đài kỷ niệm ghi nhớ công tích của các vua Triều Nguyễn và các quan đại thần có công lớn của triều đình.

Được xây bằng gỗ trên khối nền cao hình chữ nhật được lát bằng gạch Bát Tràng, xây bó bằng loại gạch có tên là gạch vồ cùng với vôi vữa và đắp nổi những mảnh sành để trang trí vô cùng tinh xảo.

Diện tích gồm 300 m², Hiển Lâm các được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ. Với hệ thống bậc cấp (chín bậc trước, chín bậc sau) được làm bằng Đá Thanh, hai bên thành đắp hình rồng biểu tượng cho lối đi của vua. Hiển Lâm các được chia làm 3 phần rõ rệt với 3 phần mái chính, mỗi phần điều có điểm đặc biệt riêng.

Tả Vu và Hữu Vu

Tả vu và Hữu vu là hai công trình thuộc Điện Cần Chánh. Tả vu là toà nhà dành riêng cho các quan văn, còn Hữu vu lại là toà nhà dành riêng cho các quan võ. Đây còn là nơi các quan chuẩn bị nghi thức trước khi thiết triều, hay là nơi tổ chức thi đình, nơi làm việc của cơ mật viện và tổ chức các yến tiệc. Tả vu và Hữu vu, cả hai nơi đều được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 19. Tuy sau nhiều lần tu bổ, dù có sự khác biệt về kỹ thuật xây nhưng hiện tại vẫn giữ được nét đặc trưng ban đầu.

Thái Bình Lâu

Thái Bình Lâu Nằm bên trong Tử Cấm Thành, được Vua dùng để nghỉ ngơi, đọc sách, viết văn hay làm thơ để thư giãn lúc rãnh rỗi.

Thái Bình Lâu được khởi công xây dựng bởi vua Khải Định vào năm 1919 và tới năm 1921 thì hoàn thành. Theo tác động của thời gian và khí hậu khắc nghiệt của miền Trung, hiện nay di tích này đã bị xuống cấp trầm trọng và đã được tu sửa.

Duyệt Thị Đường

Duyệt Thị Đường là tên của một nhà hát thời xưa trong hoàng cung triều Nguyễn, là một tòa nhà được bằng gỗ quay mặt về hướng đông, xung quanh có xây một vòng tường bằng gạch. Nó được dùng để biểu diễn chủ yếu là biểu diễn tuồng, nhằm mục đích phục vụ vua, hoàng gia và thượng khách nước ngoài có quan hệ với triều đình giải trí.

Nhà hát có kiến trúc hình chữ nhật với bộ mái có những bờ quyết cong, được chống đỡ bằng hai hàng cột lim cao khoảng 12m và gồm có hai tầng.

4. Đại Nội Huế với du lịch Huế

Có thể nói, tính đến thời điểm hiện tại thì Đại Nội Huế là một trong những địa điểm du lịch cực hot tại Huế. Rất nhiều du khách đến Huế đều không thể bỏ qua địa danh này.

Rất nhiều chương trình tour Huế 1 ngày hoặc tour Huế 2 ngày 1 đêm đều đưa du khách đến tham quan hoặc checkin địa điểm nahyf.

Không những thế, những bạn du lịch phượt Huế cũng không bỏ qua địa danh này. Chính vì thế Đại Nội Huế là địa điểm mà bạn không nên bỏ qua nhé.

5. Hình ảnh Đại Nội Huế

bên trong Đại Nội Huế
bên trong Đại Nội Huế
Ghế vua ngồi
Ghế vua ngồi
Đại Nội dịp tết
Đại Nội dịp tết
Đại Nội Huế về đêm
Đại Nội Huế về đêm
Đại Nội Huế về đêm
Đại Nội Huế về đêm
Đại Nội Huế lúc tết
Đại Nội Huế lúc tết

II.Tổng kết

Với vẻ đẹp cổ kính xưa cũ mà trầm mặc của cố đô Huế cùng với nét duyên dáng của những người con xứ Huế khiến cho bao người dạo chơi đến đây mà lưu luyến mãi không muốn về.

Nếu như bạn yêu thích khám phá vẻ đẹp văn hoá thì sao không thử chọn Huế làm điểm đến tiếp theo trong cuộc hành trình của bạn, chắc chắn Huế sẽ không làm bạn thất vọng.